BÀ BẦU ĂN GÌ ĐỂ VÀO CON? 4 NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG GIÚP “MẸ THON CON LỚN”
Mẹ vẫn ăn uống đầy đủ, lên cân đều đều, mà sao con vẫn bé? Khối lượng cơ thể tăng cao quá mức vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa tác động xấu đến cảm xúc của mẹ. Kết hợp cả với việc thai nhi nhỏ bé nhẹ cân, khiến cho mẹ bầu càng thêm áp lực. Vậy bà bầu ăn gì để vào con? Mẹ Akay xin mách mẹ 4 nguyên tắc ăn uống giúp cho “Mẹ thon con lớn” trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bà bầu tăng bao nhiêu cân là bình thường?
Tăng cân khi mang thai là điều chắc chắn 100% mẹ bầu gặp phải. Tùy vào giai đoạn của thai kỳ và cơ địa mỗi mẹ bầu mà số lượng cân nặng tăng lên cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, không phải càng tăng nhiều thì con càng to đâu nhé, nhiều mẹ vẫn đang đau đầu bởi câu hỏi “Bà bầu ăn gì để vào con”. Mức tăng cân tiêu chuẩn khi mang thai sẽ nằm trong các khoảng như sau:
1.1. Trong 3 tháng đầu
Đây là giai đoạn mà các mẹ thường ám ảnh nhất. Do tình trạng thai nghén thường trầm trọng hơn cả trong tam cá nguyệt thứ nhất. Chính vì lý do đó, mà lượng thức ăn mẹ bầu dung nạp cũng ít đi. Giai đoạn này cân thường tăng chậm hơn, trong khoảng từ 1-2 cân.
1.2. Trong 3 tháng giữa
Thông thường bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, tình trạng thai nghén sẽ thuyên giảm. Mẹ bầu ăn được nhiều hơn, đồng thời nồng độ hormon estrogen cũng tăng. Hormon estrogen tăng cao sẽ gia khiến mẹ thấy thèm ăn hơn. Trong giai đoạn này mẹ có thể tăng thêm 5 cân nữa.
1.3. Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn nước rút đến rồi. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu thường tăng nhiều hơn 2 giai đoạn trước. Thai nhi phát triển to dần, khi này mẹ bầu sẽ tăng đều đều khoảng nửa cân trong 1 tuần.
2. Quan niệm sai lầm khi bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu
Khi mang bầu, chắc hẳn không ít mẹ sẽ nghĩ là “Có bầu là ăn cho 2 người cả mẹ và con” hay là “Ăn càng nhiều thì con càng to có gì đâu”. Quan niệm này hoàn toàn chưa chính xác nhé.
Đúng là khi mang thai thì hàm lượng các dưỡng chất theo nhu cầu của mẹ sẽ tăng lên. Điển hình như các thành phần Acid folic, sắt, DHA và canxi. Tuy nhiên không phải khi mang thai thì mẹ phải ăn lượng thức ăn gấp đôi bình thường.
Khi bổ sung quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề tiêu hóa như là đầy bụng, khó tiêu hay sức khỏe tổng thể ở mẹ bầu. Đồng thời, khi ăn quá nhiều, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng tăng cân không kiểm soát, nguy cơ gặp một số bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…
Mẹ cứ tăng cân đều đều, cuối cùng con vẫn bé, vẫn nhỏ do mẹ chưa biết bổ sung thực phẩm đúng cách. Vậy, nguyên tắc để giúp mẹ bầu thon, thai nhi khôn lớn là gì? Cùng tìm hiểu thêm các phần dưới đây nhé.
3. Nguyên tắc ăn uống để “Mẹ thon con lớn”
3.1. Không ăn quá nhiều thức ăn một lúc
Nhiều mẹ bầu có thói quen, trong 1 ngày ăn ít bữa nên mỗi lần ăn, ăn ti tỉ các loại thức ăn khác nhau. Từ cơm đến trứng, thịt cá,… thậm chí hay sau ăn uống liền 1 cốc sữa bổ sung thêm canxi. Mẹ dừng ngay thói quen này nhé. Việc ăn quá nhiều một lúc như vậy sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, cũng như là thai nhi gây nhiều tác động xấu đến cơ thể mẹ và thai nhi.
Do vậy, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày, có thể từ 4-5 bữa, ăn vừa đủ no, để các dưỡng chất từ thức ăn được hấp thu vào con tốt nhất. Tránh việc dư thừa gây tích tụ làm thừa cân ở mẹ bầu.
3.2. Chế độ ăn phong phú
Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, khi mẹ bầu bị nghén quá nhiều. Khi này, mẹ có thể chỉ ăn được từ 1-2 món cho nên mẹ chỉ ăn những đồ này từ ngày này qua ngày khác. Tình trạng này kéo dài khiến các dưỡng chất mẹ hấp thu được sẽ bị hạn chế. Tình trạng thiếu chất khiến cho khả năng phát triển của thai nhi kém đi.
Do vậy, cần đảm bảo chế độ thức ăn đa dạng nhiều nhóm thức ăn khác nhau. Nếu mẹ quá nghén, hãy chuẩn bị những món ăn ít mùi, hoặc mùi không khó chịu. Ngoài ra, hãy chia nhỏ bữa ăn ra, uống nhiều nước, có thể uống thêm các loại trà thảo dược, giúp cho dạ dày của mẹ thoải mái hơn, và giảm nghén hơn.
3.3. Uống đủ nước
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bà bầu ăn gì để vào con, thì việc uống nước cũng cự ckyf quan trọng. Gần 70% cơ thể là nước, đặc biệt là phụ nữ có thai, nhu cầu bổ sung nước sẽ nhiều hơn người bình thường. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung ít nhất 2 lít nước, lượng nước này có thể tăng lên là 2,5-3 lít tùy nhu cầu của từng mẹ.
Không chỉ giải khát, bổ sung đầy đủ nước giúp duy trì lượng nước ối ổn định, điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn… Thiếu nước khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tuần hoàn máu kém khiến lượng oxy cung cấp cho thai nhi giảm sút. Ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của thai nhi, nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh non hay sảy thai cực kỳ nguy hiểm.
Mẹ có thể cung cấp nước cho cơ thể từ nước lọc đơn thuần, hay các loại nước hoa quả ít đường, và các loại hoa quả nhiều nước như dưa hấu, dưa chuột, cam,… vừa có thêm cả vitamin cho mẹ bầu.
3.4. Phân bổ đều các nhóm thức ăn giúp “Mẹ thon con lớn”
Mẹ nên chuẩn bị cho mình một chế độ ăn chứa đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Lưu ý bổ sung đầy đủ thành phần đạm trong bữa ăn. Chất đạm sẽ giúp con phát triển cơ thể một cách tốt hơn, bởi vì chất đạm sẽ tham gia cấu thành nên các tế bào. Đồng thời chất đạm còn giúp săn chắc cơ thể cho mẹ bầu và tăng cân một cách ổn định.
Thành phần tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mẹ và thai nhi. Tinh bột sẽ chiếm từ 50-60% trong mỗi bữa ăn của mẹ. Không nên ăn quá nhiều tinh bột cũng như kiêng khem một cách quá mức. Khi thừa tinh bột quá nhiều sẽ khiến mẹ tăng cân không kiểm soát, tuy nhiên khi thiếu có thể gây suy dinh dưỡng ở thai nhi.
Đối với chất béo, thì bà bầu ăn gì để vào con? Mẹ ưu tiên chọn các nguồn chất béo tốt để bổ sung. Chất béo từ cá, bơ, các loại dầu từ hạt,… Chất béo tốt sẽ hạn chế nguy cơ tích lũy mỡ xấu ở cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra nó còn hỗ trợ quá trình phát triển trí não, thị lực cho thai nhi.
4. Bà bầu ăn gì để vào con?
4.1. 3 tháng đầu
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, các dưỡng chất mẹ cần bổ sung là acid folic, sắt và DHA. Hàm lượng acid folic sẽ là 400-600mcg, 30-60mg sắt và từ 100-200mg DHA. Ba thành phần này sẽ được bổ sung qua các viên uống vitamin bổ bầu và từ các bữa ăn hàng ngày. Trong giai đoạn qua chế độ ăn uống đầy đủ của mẹ bầu thì mẹ chưa cần phải bổ sung thêm canxi từ các viên uống.
4.2. 3 tháng giữa
Đến 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ vẫn tiếp tục duy trì bổ sung 3 thành phần acid folic, sắt và DHA. Tuy nhiên trong giai đoạn này nhu cầu canxi của mẹ tăng lên sẽ là 1000mg/ngày. Do vậy mẹ sẽ cần bổ sung thêm các viên uống có chứa canxi, để giảm thiểu tình trạng đau lưng, nhức mỏi tay chân của mẹ. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở mẹ.
4.3. 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn cả mẹ và thai nhi cần nhiều dưỡng chất nhất. Ở tam cá nguyệt cuối cùng, nhu cầu canxi của mẹ sẽ ở mức 1200-1500mg/ngày. Ngoài chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, mẹ uống nhiều sữa, và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa, thì mẹ cần bổ sung thêm các viên uống canxi với liều lượng cao hơn ở 3 tháng giữa. Và tất nhiên, acid folic, sắt và DHA vẫn phải được duy trì ở hàm lượng đạt chuẩn.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về dinh dưỡng bà bầu thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Siêu thị Mẹ Akay để được tư vấn miễn phí các mẹ nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Siêu thị Mẹ Akay – Hệ thống siêu thị vitamin mẹ bé hàng đầu.
Hotline: 1800 6912
Địa chỉ: Số 36 Văn La- Hà Đông- Hà Nội
Website: https://www.meakay.com
Group FB: https://www.facebook.com/groups/759415761691811
Tiktok: https://www.tiktok.com/@duocsimeakay
Shopee: https://shopee.vn/sieuthimeakay
Zalo sale deal khủng: https://zalo.me/g/zojhef599
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Cách uống canxi Ostelin cho bà bầu trong thai kỳ
- Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu
- Ba tháng đầu, bà bầu không uống sắt có sao không?
- Bà bầu nên bổ sung sắt loại nào dễ hấp thu?
- Vitamin tổng hợp bầu 3 tháng đầu đầy đủ mà tiết kiệm
- Bầu 3 tháng cuối nên uống canxi loại nào hấp thu tốt, ít nóng táo
- Bà bầu 3 tháng đầu dùng Elevit 30 viên có cần bổ sung thêm gì không?
- Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu ngon – bổ – rẻ
- 2 nguồn thực phẩm bổ máu cho bà bầu
- 3 điều cần chú ý khi dùng canxi Bio Island cho bà bầu