BÀ BẦU TÁO BÓN – NỖI KHỔ THẦM KÍN KHÓ NÓI
Táo bón ở mẹ bầu gây rất nhiều đau đớn và phiền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống và gây tâm trạng lo lắng cho mẹ bầu. Rất nhiều mẹ thắc mắc rằng bà bầu táo bón do đâu và làm thế nào để hạn chế tình trạng này mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Bà bầu táo bón có nguy hiểm không?
Bà bầu táo bón là tình trạng rất hay gặp nhưng nhiều mẹ bầu chủ quan với vấn đề này. Mẹ bầu cần lưu ý táo bón lâu dài có thể dẫn đến vô số các hệ lụy, mẹ không nên xem nhẹ nhé.
Không chỉ mẹ bầu mà người bình thường bị táo bón lâu ngày cũng có thể dẫn đến đến nứt kẽ hậu môn, hay sa trực tràng, nặng hơn thì có nguy cơ bị trĩ. Táo bón sẽ làm cho mẹ có cảm giác khó chịu, đau đớn, đại tiện ra máu, rát hậu môn,… Ở mẹ bầu táo bón có thể đi kèm với buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng,… Do đó, táo bón có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Không dừng lại ở đó bà bầu táo bón có thể gặp phải những hệ lụy khôn lường sau:
- Khi bà bầu dùng lực rặn, để tống phân ra ngoài dễ dẫn đến sảy thai hay sinh non.
- Một số chất thải trong phân nếu tồn đọng lâu trong ruột có thể bị hấp thu ngược.
- Táo bón làm mẹ khó chịu nên dễ gây ra trạng thái cáu gắt, căng thẳng.
- Cảm giác đầy bụng, khó chịu làm mẹ chán ăn nên có thể gây suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng thai nhi,…
Bà bầu táo bón “nỗi khổ” thầm kín khó nói
2. Bà bầu táo bón do đâu?
2.1. Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai có rất nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể trong đó có sự thay đổi nồng độ hormone. Bà bầu táo bón một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là do sự tăng đột biến của progesterone có thể làm giảm nhu động ruột. Khi thai lớn dần lên hormon progesterone sẽ giúp giãn cơ trơn.
Tuy nhiên đối với cơ ruột, progesterone sẽ gây tác dụng phụ đó là gây táo bón. Sự tăng cao của progesterone trong máu sẽ gây ức chế motilin làm giảm nhu động cơ trơn của ruột, từ đó làm tăng nguy cơ táo bón.
Thay đổi nội tiết tố gây táo bón ở bà bầu
2.2️. Sức nặng thai nhi nguyên nhân làm cho bà bầu táo bón
Càng gần cuối thai kỳ, trọng lượng tử cung sẽ tăng lên đáng kể có thể gây thêm áp lực, đè nén lên ruột non, ruột già, trực tràng và bàng quang khiến chất thải khó di chuyển ra khỏi cơ thể hơn.
2.3. Chế độ ăn
Việc bị ốm nghén quấy rầy khiến mẹ bầu không ăn uống được gì hoặc chỉ ăn được một số loại thức ăn nhất định. Một chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ lượng nước hàng ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp khó trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
2.4. Thực phẩm bổ sung
Một số dòng sản phẩm bổ sung có lượng sắt lớn, hoặc bổ sung sắt đi cùng canxi đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu táo bón, nóng trong..
Hàm lượng sắt cao cơ thể mẹ không hấp thu được hết, phần ko đc hấp thu sẽ thải ra ngoài qua hệ bài tiết gây tình trạng phân đen ở mẹ bầu. Mẹ yên tâm đi ngoài phân đen sẽ biến mất khi mẹ dừng dùng sắt.
2.5. Bà bầu táo bón do ít vận động
Các mẹ khi mang thai thường gặp tình trạng nôn nghén, mệt mỏi, cảm giác nặng nề nên các mẹ bầu có xu hướng ít vận động. Khi mẹ ít vận động sẽ làm cho có thể dẫn đến giảm nhu động ruột gây ra táo bón.
Bà bầu táo bón do ít vận động
2.6. Căng thẳng
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (APA) quá trình chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng khi mẹ bầu căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột và gây táo bón ở bà bầu.
3. Làm thế nào để giảm tình trạng táo bón ở bà bầu
3.1. Biện pháp giảm táo bón không dùng thuốc
Bà bầu táo bón là tình trạng gây rất nhiều đau đớn và phiền toái cho các mẹ. Vậy làm sao để giảm táo bón cho mẹ bầu? Đầu tiên các mẹ hãy tham khảo các biện pháp không dùng thuốc trước nhé:
- Uống nhiều nước hơn. 2,5 – 3 lít là lượng nước mẹ nên bổ sung hàng ngày để đi vệ sinh dễ dàng hơn.
- Bổ sung thực đơn với nhiều rau xanh và các loại củ quả, trái cây bổ sung nhiều chất xơ.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích làm nặng hơn tình trạng táo bón.
- Mẹ có thể chuyển sang dòng vitamin bầu khác với hàm lượng sắt vừa đủ và không tích hợp sắt và canxi trong cùng một viên để hạn chế nóng trong táo bón.
- Thay đổi, điều chỉnh tư thế đi ngoài người nghiêng về phía trước, bàn tay chống vào đầu gối để tống phân dễ dàng hơn.
- Mẹ nên tích cực vận động nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tiêu hóa như đi bộ, tập yoga, bơi…
- Một chế độ sinh hoạt, một thói quen đi vệ sinh đúng giờ và khoa học sẽ giúp hạn chế đáng kể táo bón cho mẹ bầu.
- Giữ cho bản thân một tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.
Biện pháp giảm táo bón không dùng thuốc
3.2. Giảm táo bón ở bà bầu bằng biện pháp can thiệp
Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng, mẹ có thể sử dụng những biện pháp can thiệp như:
- Dùng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm táo bón.
- Sử dụng dầu bôi trơn, viên đặt hậu môn, dung dịch thụt tháo.
- Hoặc sử dụng chất tạo khối, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân
Tốt nhất là mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các biện pháp can thiệp.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về dinh dưỡng hay vitamin cho bà bầu thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Siêu thị Mẹ Akay để được đội ngũ Dược sĩ tư vấn miễn phí các mẹ nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Siêu thị Mẹ Akay – Hệ thống siêu thị vitamin mẹ bé hàng đầu.
Hotline: 1800 6912
Địa chỉ: Số 36 Văn La- Hà Đông- Hà Nội
Website: https://www.meakay.com
Group FB: https://www.facebook.com/groups/759415761691811
Tiktok: https://www.tiktok.com/@duocsimeakay
Shopee: https://shopee.vn/sieuthimeakay
Zalo sale deal khủng: https://zalo.me/g/zojhef599
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Cách uống canxi Ostelin cho bà bầu trong thai kỳ
- Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu
- Ba tháng đầu, bà bầu không uống sắt có sao không?
- Bà bầu nên bổ sung sắt loại nào dễ hấp thu?
- Vitamin tổng hợp bầu 3 tháng đầu đầy đủ mà tiết kiệm
- Bầu 3 tháng cuối nên uống canxi loại nào hấp thu tốt, ít nóng táo
- Bà bầu 3 tháng đầu dùng Elevit 30 viên có cần bổ sung thêm gì không?
- Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu ngon – bổ – rẻ
- 2 nguồn thực phẩm bổ máu cho bà bầu
- 3 điều cần chú ý khi dùng canxi Bio Island cho bà bầu