Phương pháp rơ lưỡi nào mẹ bỉm nên ưu tiên?
Thực tế hiện nay chúng ta được nghe đến rất nhiều các phương pháp rơ lưỡi cho trẻ nhỏ, thông qua truyền miệng hay qua lời khuyên của chuyên gia. Mẹ bỉm hãy cùng tìm hiểu để có cho mình phương pháp hữu hiệu nhất nhé.
Mục lục
1. Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý
Công dụng
Nước muối sinh lý nồng độ 0,9% rất an toàn với trẻ nhỏ. Dung dịch này có tác dụng làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám, diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng hiệu quả như tưa lưỡi, viêm nướu, sún răng,…
Dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ nhỏ là cách an toàn cho cả trẻ sơ sinh, ngừa tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng. Mẹ cần lựa chọn các loại nước muối sinh lý đảm bảo chất lượng để rơ lưỡi an toàn mà không gây ra tác dụng phụ nào cho bé.
Mặc dù dùng phương cách rơ lưỡi này tưởng chừng đơn giản, nhưng thao tác thực hiện phải đúng cách thì mới hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Cách thực hiện
Dùng cồn hoặc nước rửa tay để vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện rơ lưỡi cho trẻ.
Sử dụng gạc y tế hoặc gạc rơ lưỡi đeo vào ngón trỏ. Các mẹ lưu ý dùng loại gạc mềm để tránh làm rát, đau lưỡi trẻ.
Bế bé và hướng đầu lên phía trên, đầu nâng cao ngang ngực của mẹ. Sau đó nhỏ nước muối sinh lý lên phần gạc và đưa tay nhẹ nhàng vào miệng rơ lưỡi cho con.
Mẹ làm sạch ở hai bên vùng má rồi mới đến bề mặt lưỡi từ ngoài vào trong. Mẹ không nên cho tay vào quá sâu vào miệng trẻ vì dễ làm trẻ nôn trớ.
Lưu ý
Nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối khi bé đang đói, tốt nhất là khoảng 10-15 phút trước khi bé bú sữa.
Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý thường được áp dụng cho trẻ từ 0-4 tháng tuổi.
Mẹ có thể dùng nước ấm sạch thay nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho con hàng ngày.

2. Rơ lưỡi bằng lá trà xanh
Công dụng
Một trong những phương pháp dân gian trị rơ lưỡi an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng là dùng trà xanh. Trong lá trà xanh có chứa nhiều tinh chất giúp sát khuẩn và chống viêm nhiễm rất hiệu quả.
Cách thực hiện
Dùng một nắm lá trà xanh bánh tẻ còn tươi, không chọn lá bị sâu rách.
Rửa sạch lá trà xanh và để ráo nước.
Đun sôi nước sạch, bỏ lá trà vào nồi và thêm một vài hạt muối. Chờ khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp và để nguội.
Mẹ nên sử dụng nước trà xanh để rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày.
Lưu ý
Phương pháp dùng lá trà xanh để rơ lưỡi chỉ được sử dụng với các bé đã trên 6 tháng tuổi.
3. Rơ lưỡi bằng lá hẹ
Đây là một phương pháp rơ lưỡi dân gian nhưng rất hiệu quả.
Công dụng
Theo Đông y, lá hẹ có đặc tính ấm, vị chua và có tác dụng giúp làm ấm, tiêu đờm, giải độc. Trong lá hẹ có chứa các hợp chất kháng khuẩn hiệu quả như Sunfua, Allicin, Odorin,… Rất phù hợp để làm sạch khoang miệng cho bé.
Cách thực hiện
Sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần tuân theo các bước như sau:
- Chuẩn bị khoảng một nắm nhỏ lá hẹ tươi.
- Rửa sạch lá hẹ với nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn.
- Đun sôi khoảng 300ml nước rồi cho lá hẹ vào khoảng 1 phút thì tắt bếp, đem xay hoặc dã nhuyễn lá hẹ chín.
- Thêm một chút nước lá hẹ đã đun sôi vào hỗn hợp đã nhuyễn, để nguội rồi vắt lấy nước để rơ lưỡi trị tưa miệng.
- Để hiệu quả, mẹ nên thực hiện phương pháp này 3-4 lần/tuần để làm sạch lưỡi cho trẻ.
Lưu ý
Áp dụng cho những trẻ sơ sinh từ 5 tháng tuổi trở lên.

4. Rơ lưỡi bằng lá rau ngót
Công dụng
Phương pháp rơ lưỡi bằng rau ngót là mẹo dân gian được truyền qua nhiều đời để trị tưa lưỡi. Các chuyên gia cũng đánh giá cao phương pháp này. Rau ngót có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm mát, lợi tiểu. Rau ngót chứa nhiều vitamin và các hợp chất có tác dụng tiêu viêm, làm sạch và hỗ trợ tái tạo tế bào bị tổn thương.
Để phòng ngừa và điều trị tưa lưỡi, mẹ dùng nước rau ngót loại bỏ vụn thức ăn và mảng bám trên lưỡi bé rất hiệu quả.
Cách thực hiện
Để thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị một nắm tay lá rau ngót tươi, sạch.
- Rửa sạch lá rau ngót và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Sau đó đun sôi nước, bỏ rau ngót vào khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, rồi cho vào máy xay nhuyễn lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ vào mỗi buổi sáng hoặc tối.
Lưu ý
Chỉ nên rơ lưỡi bằng rau ngót khi bé được từ 5 tháng tuổi trở lên, vì trong rau ngót có thành phần gây kích thích đường ruột làm rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ và gây tiêu chảy nhiều lần,…
5. Rơ lưỡi bằng mật ong
Công dụng
Hiện nay có nhiều người dùng mật ong để rơ lưỡi cho con. Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn mật ong hay dùng mật ong để rơ lưỡi khi trẻ được hơn 1 tuổi. Vì dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên dễ bị ngộ độc do nhiễm Clostridium botulinum. Đây là thành phần có trong mật ong có thể khiến trẻ bị khó thở, ngộ độc thần kinh,…
Cách thực hiện
Với trẻ hơn 1 tuổi, mẹ dùng mật ong rơ lưỡi theo cách sau:
- Chuẩn bị khoảng 2 muỗng cafe mật ong nguyên chất.
- Quấn gạc rơ lưỡi sạch quanh ngón tay trỏ rồi nhúng vào mật ong để bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ.
- Sau khi đã rơ lưỡi bằng mật ong, mẹ cho bé từ uống 1-2 thìa nước lọc để tráng miệng.

6. Rơ lưỡi bằng gạc rơ lưỡi Doo Doo
Công dụng
Gạc vệ sinh răng miệng trẻ em Doo Doo được làm từ chất liệu sợi cotton 100% mềm mại, được hấp tiệt trùng 2 lần bằng tia Gamma để đảm bảo vệ sinh nên tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chiết xuất từ trà xanh và lá hẹ, chứa thành phần muối NaCl, NaHCO3 giúp làm sạch, kháng khuẩn kháng viêm giống như việc rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý, hay bằng lá hẹ, trà xanh.
Mặt khác, dung dịch lại được loại bỏ tạp chất gây đắng, chát, nên mùi vị rất dễ chịu khi sử dụng.
Sản phẩm có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện
- Mẹ rửa tay sạch: Nếu tay mẹ bẩn, những vết bẩn này có thể dính vào gạc và vào miệng con. Vì vậy, mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng hoặc nước rửa tay chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, vi nấm,… Để cho khô tay trước khi đeo gạc rơ lưỡi.
- Đeo gạc vào ngón tay
- Tư thế của bé trước khi rơ lưỡi: Với bé sơ sinh, mẹ ôm con vào lòng, 1 tay đỡ cổ con, 1 tay đeo gạc để tiến hành rơ lưỡi. Với bé quấy động, không thích được ôm, mẹ có thể cho con nằm ngửa hoặc ngồi để rơ lưỡi
- Mẹ rơ nhẹ nhàng lên răng, nướu và 2 phần bên má trước. Sau đó, mẹ rơ toàn bộ bề mặt lưỡi bé theo thứ tự từ trong ra ngoài. Trong quá trình rơ, mẹ có thể xoay đều tay để có thể sử dụng toàn bộ cái gạc.
- Một ngày có thể rơ nhiều lần
Trên đây là 6 phương pháp rơ lưỡi cho bé, trong đó gạc rơ lưỡi Doo Doo có ưu điểm tiện dùng, lại sử dụng được cho bé từ sơ sinh. Các mẹ bỉm có thể cân nhắc sử dụng để con yêu được sạch sẽ, khỏe mạnh, an toàn.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Bà bầu không nên ăn gì? Điểm danh thực phẩm bà bầu nên kiêng
- Quatrefolic – Hoạt chất thế hệ mới ngừa dị tật thai nhi tốt nhất
- Cẩm nang dinh dưỡng cho mẹ bầu khoẻ, bé phát triển toàn diện
- 3 lưu ý khi bổ sung sắt cho mẹ bầu. XEM NGAY!
- 1001 CHUYỆN Ở CỮ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM “XƯƠNG MÁU”
- Chăm bé sơ sinh – cùng trải qua cuộc chiến với thế hệ CŨ
- Mẹ bầu mách nhau mẹo hết nóng, táo, trĩ cực đơn giản
- Áp dụng nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh, mẹ chẳng lo con ốm mùa đông
- Top 3 loại canxi cho bà bầu đáng dùng nhất hiện nay
- 3 Vitamin bầu đánh giá SIÊU TỐT – NÊN THỬ từ Dược sĩ Mẹ Akay