THỰC ĐƠN CHO BÀ BẦU – CÁI GÌ NÊN CÓ, CÁI GÌ KHÔNG NÊN CÓ?

Đánh giá

Ngoài việc bổ sung dưỡng chất từ viên uống, thì duy trì chế độ ăn uống của mẹ bầu cần được quan tâm không kém. Nhiều mẹ lầm tưởng, chỉ cần uống vitamin là đủ, nhưng thực phẩm cũng là yêu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như em bé. Vậy chuẩn bị thực đơn cho bà bầu như thế nào thì hợp lý? Những đồ cần tránh trong thực đơn của bà bầu là gì? Nhưng thông tin này sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên tắc khi lên thực đơn cho bà bầu

Không phải cứ ăn nhiều chất, nhiều đồ ăn là sẽ tốt. Mẹ bầu nên lựa chọn lượng thức ăn phù hợp với cơ thể cũng như nhu cầu của em bé.

Bà bầu không nên ăn gì, nên ăn gì

Ưu tiên chọn các chế phẩm chưa qua chế biến. Chất bảo quản trong các chế phẩm đã chế biến như thực phẩm đóng hộp, đóng túi,… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nên chia nhỏ thực đơn, không nên để mỗi bữa ăn của mẹ bầu quá nhiều. Phù hợp nhất nên là có 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Phòng tránh nguy cơ gây tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.

Lựa chọn dòng thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ nhàng với đường tiêu hóa của mẹ. Trong thai kì, sự chèn ép của thai nhi lên hệ tiêu hóa, hay là do mẹ bổ sung vitamin bầu không phù hợp. Khi này rất dễ xuất hiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa, điển hình là táo bón.

2. Thực đơn qua từng giai đoạn của thai kỳ

2.1. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kì

Đây là giai đoạn em bé bắt đầu được hình thành và phát triển ống thần kinh. Có 2 dưỡng chất chính mà mẹ cần quan tâm hơn cả là acid folic và sắt trong chế độ ăn.

Ống thần kinh của thai nhi đóng lại rất sớm, từ ngày thứ 11 của thai kì thì ống thần kinh bắt đầu đóng, và sẽ khép lại hoàn toàn vào ngày thứ 28. Acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi, hiển nhiên cần được quan tâm hơn cả. Nhu cầu acid folic cho mẹ trong giai đoạn này khoảng 400mcg – 600mcg. Mẹ nên thêm các thực phẩm giàu acid folic như các loại rau màu xanh đậm, các loại ngũ cốc, sữa bầu,… kết hợp cùng viên uống bổ sung.

Ngoài vai trò hình thành lên các tế bào thần kinh của thai nhỉ, sắt giúp duy trì sự phát triển cho em bé. Đồng thời cung cấp lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu để tái tạo lượng máu bị thiếu hụt trong quá trình mang thai. Các thực phẩm chứa sắt bậc nhất như là các loại thịt đỏ, các cây họ đậu, đậu hũ,…

2.2. Giai đoạn 3 tháng giữa thai kì

Em bé bắt đầu lớn lên, và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng tăng lên theo. Không chỉ sắt hay acid folic, giai đoạn này mẹ cần bổ sung thêm 2 dưỡng chất nữa là DHA và canxi.

DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và thị lực cho em bé. DHA không chỉ hỗ trợ hình thành hệ thống não bộ cho trẻ, mà còn giúp các tế bào thần kinh kết nối với nhau chặt chẽ hơn. Giai đoạn này thì nhu cầu DHA của mẹ sẽ nằm trong khoảng từ 200 – 300mg DHA. Và nguồn DHA dồi dào từ thức ăn mẹ nên bổ sung như cá hồi, trứng, sữa,… đặc biệt là cá hồi vừa ngon vừa bổ mà lại cực kỳ an toàn cho mẹ. Đồng thời bổ sung DHA từ viên uống cũng là một lựa chọn sáng suốt.

Hệ thống xương của con bắt đầu hình thành, thai nhi sẽ lấy canxi trực tiếp từ mẹ nhiều hơn. Do vậy, việc bổ sung canxi giai đoạn này là cực kỳ cần thiết, để đảm bảo duy trì nồng độ canxi trong máu ở mức bình thường. Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, hay các vấn đề về xương khớp. Nhu cầu canxi của mẹ khi này sẽ khoảng 1000mg canxi nguyên tố/ngày. Mẹ có thể bổ sung từ sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, giá đỗ,… và đặc biệt cả thêm từ biên uống bên ngoài nữa.

2.3. Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì

Hành trình 9 tháng 10 ngày sắp cập bến. Mẹ cần chuẩn bị cho mình một “bước đệm” để bước đầu hoàn thành thiên chức thiêng liêng này. Đến tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ vẫn tiếp tục duy trì các hàm lượng dưỡng chất trong thực đơn là sắt, acid folic, DHA và canxi.

Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn lên, thì nhu cầu canxi của trẻ cũng tỉ lệ thuận theo. Do vậy, lượng canxi mà thai nhi rút trực tiếp từ mẹ cũng cao hơn, nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng lên. Nhu cầu canxi khi này sẽ khoảng 1000-1200mg canxi nguyên tố, nên các mẹ hãy để ý để bổ sung thêm theo chỉ định của Nhân viên Y tế.

3. Những đồ cần tránh trong thực đơn cho bà bầu

Để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, bên cạnh việc lưu ý cần bổ sung dưỡng chất nào, hay thực phẩm nào. Thì việc nên tránh những loại thực phẩm nào không nên cho vào thực đơn của bà bầu cũng cực kỳ quan trọng.

Và sau đây là những thực phẩm không tốt cho mẹ, và có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, mẹ nên cân nhắc về liều lượng trước khi bổ sung:

  • Trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín
  • Động vật có vỏ sống và thịt chưa nấu chín.
  • Sữa chưa tiệt trùng hay các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
  • Gan và các chế phẩm từ gan: Chứa hàm lượng cao vitamin A, mẹ nên cân nhắc. Bởi vì khi mẹ bổ sung quá 800mcg vitamin A/ngày sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi.
  • Một số loài cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như là cá kiếm, cá thu lớn, cá kình,..
  • Caffeine nên được giới hạn ở mức dưới 200mg mỗi ngày. Tương đương với 1 tách cà phê hòa tan, và ít hơn với cà phê đen.
  • Tốt nhất nên tuyệt đối tránh uống rượu, bia hay các sản phẩm có chứa cồn trong thời kỳ mang thai.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Siêu thị Mẹ Akay – Hệ thống siêu thị vitamin mẹ bé hàng đầu.

Hotline: 1800 6912

Địa chỉ:  Số 36 Văn La- Hà Đông- Hà Nội

Website: https://www.meakay.com

Group FB: https://www.facebook.com/groups/759415761691811 

Tiktok: https://www.tiktok.com/@duocsimeakay

Shopee: https://shopee.vn/sieuthimeakay

Zalo sale deal khủng: https://zalo.me/g/zojhef599

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN