1001 CHUYỆN Ở CỮ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM “XƯƠNG MÁU”

Đánh giá

Sau khi chuẩn bị đầy đủ và tươm tất những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé thì chúng ta chỉ cần một tâm hồn đẹp và một cơn đau đẻ đến rồi xách giỏ lên và đi sinh thôi các mẹ =)). Sau sinh sẽ có rất nhiều vấn đề gian giải mà các mẹ sẽ phải trải qua, nhiều khi mình còn tự thắc mắc “sao những chuyện này chưa ai kể cho mình vậy?”. Vậy nên mình sẽ chia sẻ cho các mẹ một số kinh nghiệm “xương máu” của mình khi ở cữ như nhanh có sữa non, ở cữ khoa học, vượt qua stress sau sinh,….

1. Cách gọi sữa non về nhanh

Mình thấy nhiều mẹ sau sinh 2-3 ngày rồi vẫn chưa có sữa non về dù làm nhiều cách. Đặc biệt là các mẹ sinh mổ.

Sữa non sẽ về trong khoảng 48-72h sau sinh, để sữa non về nhanh hơn các mẹ hãy tích cực cho con bú, bé bú mẹ càng nhiều sữa non sẽ về càng nhanh. Các mẹ hay truyền tai nhau là uống sữa ông Thọ để gọi sữa nhưng mình thấy các này không hiệu quả lắm vì chị gái mình uống nhiều sữa ông Thọ mà sữa non cũng phải 2 ngày mới về. Ngoài sữa ông thọ mình thấy rất nhiều mẹ dùng cao chè vằng pha với nước ấm để gọi sữa non về. Cách này cũng khá nhanh nhưng vị của cao chè vằng mình thấy sẽ mùi hơi khó uống đối với mình hoặc 1 số mẹ hay nhạy cảm với mùi. Bởi vậy mình đã đi tìm một sản phẩm từ chè vằng nhưng mùi vị dễ uống hơn. Thật may vì mình tìm được cốm chè vằng lợi sữa Akay có mùi thơm như trà sữa trân châu đường đen các mẹ ạ =))))) lại còn ko ngọt, dễ uống cực. Sinh xong mình uống khoảng 2-3 cốc là thấy ngực bắt đầu có cảm giác căng tức, khoảng 18h sau khi sinh thì sữa non của mình đã về, mừng rớt nước mắt. Con đã được bú những giọt sữa đầu tiên. Bởi hơn ai hết mình hiểu rằng sữa non rất quan trọng với sự phát triển của con, sữa non giàu protein, vitamin và các kháng thể, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp con phát triển tốt về thể chất và trí não, lại giúp con có hệ miễn dịch tốt, con khỏe mạnh hơn, bảo vệ con trước những tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài. 

Cốm thảo mộc chè vằng Akay gọi sữa về tự nhiên
Cốm thảo mộc chè vằng Akay gọi sữa về tự nhiên

Các mẹ cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt, ngay cả khi sữa chưa về kết hợp uống thêm cốm chè vằng Akay nhé, sữa non sẽ nhanh về thôi. Sau này uống thường xuyên thì cứ phải gọi là chân ái luôn nha các mẹ vì sữa về tràn trề. Con không dùng hết sữa mang trữ đông để sau này con dùng dần. Cảm giác nhiều sữa sung sướng như là mình đang có nhiều kho báu ấy các mẹ ạ.

2. Mất sữa và tắc tia sữa – nỗi đau thấu trời xanh 

Nếu một ngày không đẹp trời các mẹ bỗng nhiên bị mất sữa, thì cũng đừng hoang mang nhé, có thể các mẹ hãy xem lại xem mình có ăn gì không phù hợp với cơ địa không? Như mình cứ ăn bơ là mất sữa, có mẹ lại ăn lá lốt mất sữa, có người thì ăn bắp cải,… nói chung là cái này do từng người nên các mẹ vừa ăn vừa nghe ngóng nhé. Các mẹ cũng ko nên quá stress vì chuyện này bởi vì các mẹ có thể dặm thêm sữa công thức cho con và kết hợp cho bé bú hoặc hút sữa đều đặn là sữa sẽ lại về nhé. Nhiều mẹ canh cánh không đủ sữa cho con bú, vậy hãy dặm thêm sữa công thức cho con, sữa mẹ tốt thật nhưng sữa công thức cũng tốt mà các mẹ ơi, vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho con, chỉ là không tốt bằng sữa mẹ thôi. Hãy thỏa mái tinh thần trong chuyện này. Bởi không stress thì mới có sữa chứ, stress kéo dài là mất sữa luôn đó.

Tắc tia sữa - nỗi ám ảnh của mẹ các mẹ cho con bú
Tắc tia sữa – nỗi ám ảnh của mẹ các mẹ cho con bú

Mình hay cho con uống sữa thanh Meji trong thời gian này, vì chỉ có meji mới có sữa thanh, các loại sữa hộp khác mở nắp ra phải dùng trong 1 tháng, mà 1 tháng bé ko thể ăn hết 1 hộp vì còn có cả sữa mẹ nữa. Là mình mất sữa chứ không phải mình không muốn cho con dùng sữa mẹ. Tinh thần thỏa mái, cho ti đều đặn, nhớ uống thêm lợi sữa chè vằng Akay nhé, 2-3 hôm sau là sữa về tràn bờ đê ngay ý mà. Cố gắng lên nhé các mom.

Ít sữa thì khổ về tinh thần còn tắt sữa thì đau về thể chất các mẹ ạ. Một từ “đau” có lẽ không diễn tả nổi con đau do tắc tia sữa. Mình đã từng phát sốt, nhiễm trùng, hút sữa có lẫn máu. Phất sốt 3 ngày trời, phải uống kháng sinh, giảm đau và sau đó là bị giảm sữa rất nhiều vì phải dùng thuốc. Kinh nghiệm để phòng tắt sữa đó là các mẹ hãy cho con ti đúng cữ hoặc hút sữa đúng giờ, đều đặn ngày nào cũng vậy, nếu không may các mẹ bỏ 1 cữ khả tắc sữa rất cao và lâu dần chỉ khoảng 3-4 ngày là cữ đó sẽ bị giảm thậm chí mất sữa cữ đó luôn vì cơ thể chúng ta rất thông minh, khi con bú cơ thể sẽ hiểu là con cần sữa và sẽ tăng tiết sữa, nhưng khi con không bú nữa thì cơ thể hiểu con ko cần sữa nữa và sẽ tự giảm tiết sữa trong khoảng thời gian đó. 

Nếu tắc tia sữa các mẹ hãy masage theo cách này nhé

Link:

Còn nếu các mẹ có triệu chứng đau, sốt, mệt mỏi,… hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế để thông tia sữa ngay, tránh hiện tượng nhiễm trùng.

3. Một nghìn lẻ một câu chuyện ở cữ và bí kíp vượt qua stress sau sinh

Thật sự có lẽ đây là khoảng thời gian stress nhất của mình. Mình lấy chồng xa nên mẹ đẻ không đến chăm được, lại sinh đúng đợt dịch bệnh nên về nhà nội ở cữ. Câu chuyện bắt đầu từ đây. Nhà chồng mình ở 1 vùng quê ven biển ở miền Bắc và có nhiều tục lệ mình thấy còn khá cổ hủ như chuyện phụ nữ sau sinh không được nằm cạnh chồng vì sẽ hút hết sinh khí của chồng, sau này chồng sẽ mắc bệnh gì đó mà bao nhiêu tiền cũng không chữa được. Thật sự là các mẹ không nhầm đâu, thế kỷ 21 và thời đại 4.0 vẫn còn những chuyện như này nhé. Mình đã nghe nhiều câu chuyện oái oăm về ở cữ nhưng thật không ngờ trường hợp này lại rơi vào mình. Lấy chồng cách nhà 200km, không có mẹ đẻ chăm lại còn không được có chồng bên cạnh, tâm trạng của mình như rơi xuống đáy vực sâu vậy. Chỉ mới là nằm cạnh thôi chứ chưa hề nói đến chuyện khác. Chồng mình cứ vào phòng chơi với 2 mẹ con thì y như rằng mẹ chồng hay bố chồng sẽ vào phòng rồi nói chồng mình các kiểu. Các mẹ cũng biết đây là chuyện hết sức hoang đường nên ngay cả mình và chồng đều đã thảo luận và giải thích cho ông bà nội hiểu, nhưng mà phải nói nhiều lần và chồng mình là người nói nha các mẹ, lúc đấy chồng mình như “cơ quan ngôn luận” của mình và  phát huy tác dụng ghê gớm. 

Chuyện đâu chỉ dừng lại ở đó, còn chuyện mới sinh xong không được tắm, không được đánh răng. Chắc chuyện này là nhiều mẹ gặp nhất. Sau sinh cần phải tắm sạch sẽ để vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh khác không lây sang con, mà tắm là vệ sinh để các mẹ sạch sẽ, đỡ ngứa ngáy khó chịu. Nên tắm nha các mẹ, tắm nước ấm và tắm nhanh, không nên tắm lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm lâu sẽ khiến các mẹ rất dễ ốm đó nhé. Dù thế nào cũng vẫn cứ nói cho mọi người hiểu việc kiêng cữ cần phải có cơ sở khoa học và nhớ nhẹ nhàng giải thích các mẹ nhé. Còn không thì hãy nhờ ai đó nói cho ông bà hiểu vì có khi ông bà không nghe mình nhưng sẽ nghe người khác. 

Nhiều người đến thăm mình đẻ còn nói là không được uống nhiều nước vì loãng sữa, không được ăn rau vì con sẽ tiêu chảy. Lại có nhiều cái sai ở đây, bởi uống nhiều nước mới có sữa cho con bú, trong sữa mẹ có 90% là nước. Ăn nhiều rau và hoa quả để hạn chế tối đa táo bón. Mình đã là “nạn nhân” của chuyện ko ăn rau vì mẹ mình nghĩ như vậy sẽ tốt, hôm sau mình táo bón luôn, đến mức chảy máu và phải bôi cả thuốc trĩ để nhanh liền da. Giờ nghĩ lại mình vẫn thấy ám ảnh @@

Chưa kể đến chuyện bất đồng quan điểm trong việc chăm con, một bên chăm con hiện đại như mình và một bên truyền thống như bà nội Akay “mẹ nuôi bố nó từ bé đến giờ có làm sao đâu mà cứ vẽ chuyện”. Có quen không các mẹ? Ví dụ như mình muốn con dùng quấn chũn, cho con dùng ti giả, tiếng ồn trắng,… Đối với ông bà nội điều này là không tốt cho con cho cháu, là đang hại con hại cháu. Mặc dù biết rằng tất cả những ngăn cấm, những kiêng cữ đều xuất phát từ sự thương con thương cháu của ông bà nhưng lúc ấy cảm xúc của mình rất khó kiểm soát. Bình thường mình cũng là một người cứng rắn và mạnh mẽ nhưng sau khi sinh xong mình cảm thấy yếu đuối vô cùng, chuyện rất rất nhỏ cũng có thể làm khó mình. Vậy nên các mẹ hãy tìm một đồng minh để có thể chia sẻ mọi thứ, mọi câu chuyện để mình thấy thỏa mái hơn, thường xuyên nhắn tin cho bạn bè, người thân hoặc chồng để tâm lý thỏa mái hơn nhé. Điều quan trọng là các mẹ hãy suy nghĩ tích hơn, nhìn vào những điểm tích cực để lạc quan hơn nhé. 

4. Cơm cữ và những nỗi ám ảnh

Thứ nhất là canh móng giò, thứ 2 là canh rau ngót, thứ 3 là trứng luộc,…. đây là 3 món ám ảnh nhất 1 tháng ở cữ của mình. Ăn canh móng giò cho nhiều sữa là quan điểm rất sai lầm, không những không làm tăng sữa mẹ mà móng giò còn chứa hàm lượng chất béo cao, có thể sẽ gây tắc tia sẽ các mẹ nhé. Còn rau ngót có tác dụng đẩy nhanh sản dịch, nhuận tràng, tăng tiết sữa mẹ,… rất tốt cho các mẹ sau sinh nhưng mình lại ăn quá nhiều, ngày nào mình cũng ăn nên mình cảm thấy rất ngán. 

Canh móng giò hầm đu đủ - món ăn ám ảnh những ngày ở cữ
Canh móng giò hầm đu đủ – món ăn ám ảnh những ngày ở cữ

Còn trứng luộc thì “truyền thuyết” kể rằng bà hàng xóm bảo ăn trứng luộc cho lành dạ, lành bụng,…  thế là mình auto ăn trứng luộc. Hồi bầu đã phải đối phó với trứng ngỗng tưởng thế là thoát rồi, ai ngờ sinh xong vẫn phải ăn trứng các mẹ ạ. Ăn trứng cũng rất tốt cho mẹ sau sinh nhưng ăn nhiều cũng ko tốt đâu nhé, lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol nên dễ gây mỡ máu, ăn nhiều thì rất ngán. Vậy phải làm sao? phải làm sao? Lúc đấy lại nhờ đến các đồng minh (chồng/chị chồng/chị hàng xóm/chị họ,…) ai mà có sức ảnh hưởng đến mẹ chồng mình thì mình nhờ tác động nha các mẹ ơi. Hiệu quả lắm đó. Cũng không cần quá kiêng khem như kiêng tanh, kiêng chua,… nha. Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, ở Hàn Quốc sau khi sinh các mẹ đều được ăn canh rong biển (khá tanh) vì giá trị dinh dưỡng cao, hay một số bệnh viện họ có suất ăn cho mẹ sau sinh là các món cá. Nên các mẹ cứ yên tâm nhé. 

Mẹ bầu nên ăn đa dạng các thực phẩm để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và nâng cao chất lượng sữa mẹ, vừa ăn vừa lắng nghe cơ thể mình và con, để xem loại thức ăn đó có gây ra các vấn đề tiêu hóa cho mẹ hay bé không? Có bị mất sữa không?,… các mẹ nhé. 

Chuyện ở cữ tuy thật nhiều vấn đề nhưng cũng là giai đoạn mẹ nào cũng trải qua trên hành trình làm mẹ. Vì con yêu chuyện gì mẹ cũng có thể vượt qua. Phải không các mẹ?

 

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN