Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu Đúng – Đủ – An toàn

Đánh giá

Quá trình mang thai bà bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt. Một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong đó chính là sắt. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Làm sao để bổ sung sắt cho bà bầu ĐÚNG – ĐỦ – AN TOÀN. Các mẹ bầu cùng đọc hết bài viết dưới đây nhé.

 

1. Hậu quả khi không bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ

Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể con người sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin, một loại protein gắn sắt có trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy tới các mô. Trong khi mang thai, nhu cầu vi chất sắt của bà bầu tăng so với khi không mang thai để tạo hồng cầu giúp cung cấp oxy cho cả mẹ và thai nhi.

Nếu không bổ sung sắt cho bà bầu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như sau:

1.1. Đối với bà bầu

Khi không bổ sung sắt cho bà bầu, hoặc bổ sung không đủ lượng sắt trong khoảng khuyến nghị có thể khiến bà bầu bị ảnh hưởng như sau:

  • Thiếu máu khiến bà bầu dễ bị sảy thai, bong nhau thai, sinh sớm
  • Tăng huyết áp thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sản giật
  • Băng huyết sau sinh
  • Nhiễm trùng hậu sản
  • Thiếu máu do thiếu sắt còn khiến bà bầu chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ, làm giảm sức đề kháng dễ dẫn đến nhiễm trùng.

triệu chứng thiếu máu

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt:

  • Hay mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Cảm giác tim đập nhanh, khó thở mặc dù không gắng sức
  • Tóc rụng, móng tay/chân nhợt nhạt dễ bong, gãy
  • Da xanh xao, nhợt nhạt

1.2. Đối với thai nhi

Khi không bổ sung sắt cho bà bầu đầy đủ, sẽ khiến cho bé ảnh hưởng như sau:

  • Trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sức khỏe yếu hơn những bé được cung cấp đủ sắt trong thai kỳ.
  • Khiến cho bé khi sinh ra dễ bị ảnh hưởng đến trí não, làm suy giảm khả năng học tập của trẻ sau này
  • Thai nhi bị thiếu máu, khi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với những trẻ khác khi đến độ tuổi trưởng thành

2. Cần bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là ĐÚNG

  • Trong thai kỳ ngoài việc bổ sung sắt qua thực phẩm bổ sung, bà bầu cần bổ sung đầy đủ qua cả chế độ ăn hàng ngày như rau củ, trái cây, thịt…
  • Nên duy trì hàm lượng sắt trong khoảng 30 – 60mg sắt mỗi ngày. 
  • Dưới 30mg có thể gây thiếu máu do thiếu sắt, gây mệt mỏi, chán ăn. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu bà bầu bị nghén nặng thì nên chú ý chế độ dinh dưỡng để tránh thiếu chất, thiếu sắt.
  • Bổ sung nhiều quá 60mg sắt có thể gây dư thừa sắt, sắt không được hấp thu hoàn toàn khi vào trong cơ thể, dễ gây lắng đọng và gây biểu hiện nóng trong và táo bón…

3. Bổ sung sắt cho bà bầu bao nhiêu là ĐỦ

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị bà bầu nên bổ sung sắt nằm trong khoảng 30 – 60 mg sắt nguyên tố mỗi ngày, và ngay cả sau sinh vẫn cần duy trì bổ sung sắt trong khoảng hàm lượng này. Lượng sắt này bà bầu có thể bổ sung qua các thực phẩm bổ sung và từ thức ăn hàng ngày. 

Tuy nhiên trong giai đoạn thai kỳ nếu chỉ bổ sung qua chế độ ăn sẽ chưa đủ lượng sắt trong thai kỳ, bà bầu nên kết hợp bổ sung sắt qua các thực phẩm bổ sung sắt riêng biệt. 

bổ sung sắt cho bà bầu

4. Làm thế nào để bổ sung sắt cho bà bầu một cách AN TOÀN

  • Không nên uống sắt gần thời điểm uống trà, cà phê vì hàm lượng polyphenol trong các loại nước uống này có thể làm suy giảm sự hấp thu sắt.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm giàu Gluten vì có thể khiến thành ruột bị tổn thương và ngăn cản quá trình hấp thu sắt. 
  • Chọn những dòng sắt uy tín và dễ hấp thu: Sắt blackmores, sắt chela ferr, sắt Ferrolip, sắt Sifer, Sắt Ferocynat…
  • Đối với một số trường hợp đặc biệt dưới đây thì bà bầu nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng:
  • Bà bầu có bệnh nền và đang sử dụng thuốc từ bác sĩ
  • Bà bầu mắc tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

5. Nguồn bổ sung sắt cho bà bầu

Khi mang thai bà bầu bị nghén, mệt mỏi cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn hàng ngày của bà bầu không cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu của cơ thể.

5.1. Nguồn từ thực vật

a. Bí đỏ

Các nhà khoa học cho thấy bí đỏ giàu hàm lượng sắt và kẽm. Sắt là một nguyên tố vi lượng tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp tránh được bệnh thiếu máu.

b. Súp lơ/ bông cải xanh

Súp lơ rất giàu vitamin và dưỡng chất, trong đó có sắt, folate, vitamin B12… đây đều là những thành phần hỗ trợ tạo máu và ngăn ngừa thiếu máu cho bà bầu. Trong 100 gram súp lơ chứa tới 2,7mg sắt. Ngoài ra còn giàu vitamin A, C và magie cho cơ thể bà bầu.

c. Khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm bổ sung sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt vì vậy bạn nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc
Lưu ý: hạn chế ăn khoai tây chiên vì chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu, không tốt cho sức khỏe

d. Socola đen

Socola đen là loại đồ ăn ngọt rất hấp dẫn và dễ tăng cân nhưng không phải ai cũng biết đây cũng là loại thực phẩm rất tốt cho máu. Cứ trong 100g socola thì sẽ có khoảng 17mg sắt rất tốt cho việc tăng lượng hồng cầu cho máu.
Tuy nhiên đối với bà bầu chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, hạn chế đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

thực phẩm giàu sắt
5.2.Nguồn từ động vật

a. Gan (gà, bò, lợn…)

Gan là một loại thực phẩm bổ máu vì chứa hàm lượng sắt rất lớn.
Ví dụ: cứ 100gram gan gà thì có chứa 9mg sắt rất có ích cho cơ thể. Gan bò cũng là thực phẩm cung cấp sắt tốt cho cơ thể và cả calo cũng như cholesterol tốt.

b. Thịt bò

Thịt bò là loại thực phẩm xếp thứ 2 trong danh sách những thực phẩm bổ máu vì chứa một lượng sắt rất lớn. Cứ trong 85 gram thịt bò có chứa tới 2,1mg sắt. Đây là nguồn cung cấp sắt phong phú và bổ sung lượng hemoglobin cho cơ thể bà bầu.

c. Trứng

Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm giúp bạn hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể.

d. Hải sản

Các loại hải sản cũng chứa hàm lượng sắt dồi dào (tôm, cua, sò, nghêu…), có ích trong việc phòng tránh thiếu máu trong thai kỳ cho bà bầu. Trong hải sản , sò sẽ loại cung cấp lượng sắt dồi dào và được ưu tiên lựa chọn vì 85g sò chứa khoảng 13 mg sắt, đồng thời cũng giàu vitamin B12 để hỗ trợ tạo máu. Ngoài ra trong 85g tôm cũng chứa khoảng 1,8mg sắt khá dồi dào.

e. Cá

Cá hồi là thực phẩm vừa giàu sắt vừa giàu omega 3. Trong 85g cá hồi chứa khoảng 0,68 mg sắt. Ngoài ra, trong 85g cá ngừ cung cấp khoảng 0,65mg sắt. Bổ sung cá trong bữa ăn hàng ngày cho bà bầu cũng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho bà bầu.

5.3. Nguồn từ thực phẩm bổ sung

Ngoài việc bổ sung sắt cho bà bầu từ chế độ ăn hàng ngày còn nên bổ sung qua thực phẩm bổ sung sắt. Chế độ ăn chỉ đáp ứng được khoảng 19mg sắt nguyên tố trong khi nhu cầu sắt của bà bầu lên tới 30 – 60 mg sắt mỗi ngày.
Đó là nguyên nhân tại sao bà bầu nên bổ sung sắt từ thực phẩm bổ sung ngay từ giai đoạn trước khi thả bầu tới xuyên suốt cả thai kỳ.
Bà bầu khi bổ sung sắt nên ưu tiên lựa chọn những dòng dễ hấp thu như sắt hữu cơ, sắt sinh học … Hạn chế dùng sắt vô cơ vì những lý do sau:

Sắt vô cơ

(sắt sulfat…)

Sắt hữu cơ

(sắt fumarat, gluconat, bisglycinate…)

  • Khó hấp thu
  • Dễ gây nóng trong và táo bón
  • Dễ tồn đọng trong cơ thể do khả năng hấp thu kém
  • Có thể có mùi tanh khó uống
  • Dễ hấp thu
  • Ít tác dụng phụ
  • Hạn chế nóng trong, táo bón
  • Thường ít tanh

6. Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu tăng khả năng hấp thu

Thời điểm uống sắt tốt nhất là trong ngày. Có thể uống sáng sớm, trước bữa ăn trưa hoặc trước bữa xế chiều.
Để sắt dễ hấp thu thì nên uống lúc đói vì khi uống sắt lúc no hay ngay sau khi ăn, lượng thức ăn trong dạ dày sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt.
Uống sắt kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, nước ổi, bưởi, dâu… Vitamin C kết hợp với sắt sẽ tạo phức chelat và sẽ được hòa tan tốt hơn trong tá tràng, ruột non. Từ đó làm tăng khả năng hấp thu sắt.
Không uống sắt cùng thời điểm với những thực phẩm giàu canxi, hay thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu vì canxi làm cản trở khả năng hấp thu sắt. Khi sắt không được hấp thu sẽ gây nóng trong và táo bón, thậm chí xảy ra hiện tượng đi ngoài phân đen.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về dinh dưỡng hay vitamin cho bà bầu thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Siêu thị Mẹ Akay để được đội ngũ Dược sĩ tư vấn miễn phí các mẹ nhé!

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

Siêu thị Mẹ Akay – Hệ thống siêu thị vitamin mẹ bé hàng đầu.

Hotline: 1800 6912

Địa chỉ:  Số 36 Văn La- Hà Đông- Hà Nội

Website: https://www.meakay.com 

Group FB: https://www.facebook.com/groups/759415761691811

Tiktok: https://www.tiktok.com/@duocsimeakay

Shopee: https://shopee.vn/sieuthimeakay

Zalo sale deal khủng: https://zalo.me/g/zojhef599

Đánh giá
Có thể bạn quan tâm:

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN