Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu bằng cách nào?
Acid folic là là một loại vitamin nhóm B, hay còn gọi là vitamin B9. Acid folic là vi chất quan trọng trong quá trình mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. Bổ sung acid folic như thế nào cho hợp lý? Lý do cần bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu, và cách bổ sung cho an toàn và hợp lý, bà bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
1 – Phải bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu, vì sao?
Acid folic rất quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thiếu acid folic trong giai đoạn sớm, có thể gây ra sự phân chia tế bào không được bình thường. Thiếu acid folic dễ gây sảy thai hoặc dị tật như hở hàm ếch, hội chứng Down, khiếm khuyết ống thần kinh.
Acid folic cần được bổ sung trong tam cá nguyệt thứ nhất. Vì thời gian này sẽ hoàn thiện ống thần kinh cho thai nhi. Thiếu acid folic có thể gây tình trạng khiếm khuyết về ống thần kinh (ống thần kinh không đóng kín) vào ngày thứ 28 sau thụ thai. Khi đó có thể gây hiện tượng nứt đốt sống, vô sọ (khoảng 90% các trường hợp dị tật về ống thần kinh), thoát vị não…
Do vậy để phòng ngừa dị tật này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ nên bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi có thai.
Trong trường hợp chưa bổ sung trước khi có thai, mẹ cần phải bổ sung acid folic ngay từ khi biết tin có thai để phòng ngừa dị tật thai nhi.
2 – Bầu 3 tháng đầu cần bổ sung bao nhiêu acid folic
Acid folic rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và tham gia vào quá tình tạo tế bào máu. Nhu cầu acid folic cho bà bầu tối thiểu là 400mcg mỗi ngày, và bổ sung tối đa 1000 mcg mỗi ngày.
3 – Những lợi ích khi bà bầu bổ sung đủ acid folic trong thai kỳ
Acid folic tại sao lại quan trọng như vậy?
- Đầu tiên phải kể đến acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh. Acid folic phòng ngừa dị tật thai nhi như nứt đốt sống, thai vô sọ, sứt môi, hở hàm ếch, cột sống chẻ đôi…
- Acid folic tham gia vào quá trình phát triển, phân chia tế bào, các mô để tăng trưởng. Acid folic tham gia vào cơ chế biểu sinh, giúp tái thiết lập cân bằng để điều hòa sự phân hóa. Thiếu acid folic có thể gây tình trạng:
+ Thiếu máu hồng cầu khổng lồ
+ Tăng nguy cơ sảy thai cao, sinh non
+ Dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh
- Acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình tạo máu bắt đầu từ giai đoạn sớm của thai nhi và xuyên suốt thai kỳ
4 – Nguồn bổ sung acid folic cho bà bầu
Có 2 nguồn chính bổ sung acid folic cho bà bầu: đó là từ thực phẩm bổ sung acid folic và bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày.
4.1 – Thực phẩm bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu
Hiện nay trên thị trường rất nhiều sản phẩm bổ sung acid folic cho bà bầu với hàm lượng đạt chuẩn khuyến nghị. Một số sản phẩm có chứa acid folic được các mẹ bầu tin dùng như sau
- Vitamin bầu Nutristill: chứa 400mcg acid folic
- 5MTHF: 500mcg acid folic
- Profolium: 400mcg acid folic
- Bổ trứng Blackmores Conceive Well Gold: 500mcg acid folic
- Happy mom: 800mcg acid folic
- Vitamin bầu Elevit Úc: chứa 800mcg acid folic
- Vitamin bầu Pregnacare max: chứa 400mcg acid folic
4.2 – Bổ sung acid folic qua chế độ ăn
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm bổ sung acid folic, bà bầu nên kết hợp với chế độ ăn. Bà bầu tham khảo một số thực phẩm giàu acid folic dưới đây
- Gan bò: 85g gan bò nấu chín chứa khoảng 215mcg folate (đáp ứng 54% nhu cầu hàng ngày)
- Súp lơ xanh: khoảng 156g súp lơ xanh sau khi nấu chín có thể chứa tới 168mcg folate cho cơ thể
- Quả bơ: một quả bơ đã bỏ hạt và vỏ khoảng 136g chứa tới 121mcg folate cho cơ thể
- Quả cam: một quả cam to 184g chứa khoảng 55mcg folate
- Quả sầu riêng: 243g sầu riêng chứa khoảng 88mcg folate
- Các loại đậu: tất cả các loại đậu đều có chứa hàm lượng folate cao đặc biệt là đậu lăng. Một cốc đậu lăng nấu chín khoảng 198g chứa 358mcg folate
5 – Lưu ý khi bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu
- Acid folic là vitamin hòa tan trong nước và rất dễ bị phân hủy. Vì vậy khi bà bầu chế biến những thực phẩm giàu acid folic tránh việc nấu quá kỹ sẽ làm hao hụt hay biến chất dưỡng chất này
- Bổ sung acid folic cần lưu ý đối với các trường hợp bà bầu bị dị ứng với acid folic hay gặp các vấn đề thiếu máu ác tính, thận nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ
- Tránh dùng acid folic cùng nước trà, cà phê, rượu hoặc một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Nên dùng kèm acid folic với các thức uống chứa vitamin C như nước cam
Nếu mom có bất kỳ thắc mắc nào về bà bầu thì đừng ngần ngại, nhắn ngay cho Siêu Thị Mẹ AKay để được tư vấn nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Siêu thị Mẹ Akay – Hệ thống siêu thị vitamin mẹ bé hàng đầu.
Hotline: 1800 6912
Địa chỉ: Số 36 Văn La- Hà Đông- Hà Nội
Website: https://www.meakay.com
Group FB: https://www.facebook.com/groups/759415761691811
Tiktok: https://www.tiktok.com/@duocsimeakay
Shopee: https://shopee.vn/sieuthimeakay
Zalo sale deal khủng: https://zalo.me/g/zojhef599
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu ngon – bổ – rẻ
- 2 nguồn thực phẩm bổ máu cho bà bầu
- 3 điều cần chú ý khi dùng canxi Bio Island cho bà bầu
- Sắt Blackmores cho bà bầu có gây nóng táo không?
- Mẹ bầu uống Elevit có cần uống thêm sắt không
- TOP 3 thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu dễ tìm, giá bình dân
- Sắt Chela – Ferr Fort có thực sự tốt cho bà bầu
- CANXI BẦU OSTELIN, BÀ BẦU CÓ NÊN LỰA CHỌN?
- DÙNG ELEVIT TRƯỚC BẦU, MẸ CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?
- UỐNG CANXI LÚC NÀO TỐT NHẤT CHO BÀ BẦU