TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU

Đánh giá

Sắt là một khoáng chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Vai trò của sắt đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi không thể phủ nhận. Hãy cùng nhau giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc bổ sung sắt cho mẹ bầu nhé.

1.Vai trò của sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin, protein chứa sắt trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể. Trong thai kỳ, nhu cầu về sắt tăng lên do nhu cầu cung cấp sắt cho cả mẹ và thai nhi, để hỗ trợ sự phát triển của hệ máu và tạo ra một lượng máu mới cho thai nhi.Vì vậy, thể tích máu tăng lên 30-50% so với thông thường. Mẹ bầu cần chú ý điều này để không gặp tình trạng thiếu máu do nhu cầu tạo máu ở mẹ tăng lên so với khi chưa có em bé

2.Tác hại của việc thiếu sắt ở mẹ bầu

Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, đối với phụ nữ mang thai thì nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Cơ thể không có đủ lượng sắt để tạo hemoglobin, protein quan trọng của hồng cầu. Thiếu máu không chỉ gây ra những vấn đề nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bé gây ra nhiều hậu quả xấu sau này.

2.1.Ảnh hưởng lên mẹ:

Thiếu máu khi mang thai mẹ dễ xảy ra những tình trạng như sau:

  • Dễ sảy thai: Thiếu máu khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Nhau tiền đạo và nhau bong non: Thiếu máu ảnh hưởng đến sự phát triển của tử cung và tử cung có thể không duy trì được thai nhi.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: Thiếu máu có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp thai kỳ.
  • Tiền sản giật: Thiếu máu làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
  • Ối vỡ sớm và băng huyết sau sanh: Thiếu máu khi mang thai có thể gây ra các vấn đề liên quan đến chảy máu sau khi sinh.
  • Nhiễm trùng hậu sản: Thiếu máu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi sinh

2.2.Ảnh hưởng lên thai nhi

Mẹ bầu thiếu sắt trong thai kỳ khi sinh trẻ ra có thể khiến trẻ gặp những tình trạng như sinh non, nhẹ cân, suy thai, dễ mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ khác và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn khi đến tuổi trưởng thành.Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong quá trình hình thành myelin do thiếu sắt

Sau sinh sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất cho trẻ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ có thể gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nhất là đối với những trẻ không bú sữa mẹ, sử dụng sữa ngoài mà bị dị ứng đạm sữa có thể gây thiếu máu mãn tính.

3.Biểu hiện mẹ bầu thiếu sắt

Thiếu máu ở mẹ bầu thường có những biểu hiện như chóng mặt ù tai, mệt mỏi, rụng tóc, móng tay chân và niêm mạc mắt môi miệng nhợt nhạt, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc táo lúc lỏng, nhịp tim bất thường.Trường hợp nặng sắc mặt tái xanh.

Mẹ bầu được coi là thiếu máu thai kỳ khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g/dl. Dù không có biểu hiện thiếu máu mẹ vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện tình trạng thiếu máu thai kỳ

4.Khi nào mẹ nên bổ sung sắt

Mẹ bầu nên bắt đầu bổ sung sắt từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt nên được thảo luận cụ thể với bác sĩ để đảm bảo rằng liều lượng và thời điểm uống thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi mẹ bầu.

5.Thai phụ cần bổ sung bao nhiêu gam sắt

Trước khi mang thai lượng sắt mà cơ thể phụ nữ chúng ta cần 15mg/ngày. Khi mang thai lượng sắt cần thiết cho cơ thể tăng gấp đôi là 30mg/ngày. Đây là lượng vi chất không nhỏ nên mà bầu cần chú ý duy trì lượng sắt cân bằng để không gây ra các vấn đề thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

Theo hướng dẫn của Viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 30-60mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ và cả sau khi sinh.

Tuy nhiên, mẹ có nguy cơ thiếu sắt hoặc có những yếu tố riêng cần phải thảo luận với bác sĩ để đưa ra đề xuất cụ thể. Như trong trường hợp mẹ bầu được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt bác sĩ có thể kê cho mẹ bổ sung từ 50-100mg sắt mỗi ngày. Hoặc nếu trường hợp nặng thì mẹ có thể cần nằm viện điều trị khoảng 2-3 tháng tiêm truyền qua đường tĩnh mạch duy trì lượng máu cần thiết để ổn định.

6.Hướng dẫn cách bổ sung sắt

6.1.Bổ sung qua thực phẩm

Sắt từ thức ăn có hai dạng là sắt có nguồn gốc từ động vật (sắt heme) và sắt có nguồn gốc từ thực vật (non- heme). Sắt heme được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt non-heme. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên ăn thịt, cá, trứng nguồn sắt có từ động vật hơn là các nguồn sắt từ thực vật :

  • Thực phẩm giàu sắt heme: thịt nạc bò: 3,2 mg, thăn bò: 3 mg, gan bò: 5,2 mg, thịt gà: 1,1 mg, thịt gà đen: 1,1 mg, gan gà: 11 mg, thịt gà tây: 1,4 mg, thịt heo xắt lát: 1,2 mg, cá ngừ đóng hộp: 1,3 mg,…
  • Thực phẩm giàu sắt non heme:một tách ngũ cốc: 24 mg,một chén đậu lăng nấu chín: 6,6 mg, ly sữa đậu nành: 8,8 mg, chén đậu gà: 4,8 mg, một chén đậu lima nấu chín: 4,5 mg, chén đậu tây nấu chín: 5,2 mg;Một chén đậu đen nấu chín: 3,6 mg, một muỗng canh mật mía: 3,5 mg, nho chín: 0,75 mg, một lát bánh mì trắng hoặc bánh mì làm từ lúa mì: 5,7 mg.
  • Nên sử dụng chung với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sự hấp thu của sắt vào cơ thể của mẹ

6.2.Bổ sung qua thực phẩm chức năng

Nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng lên gấp đôi, vì thế việc bổ sung sắt qua thực phẩm hằng ngày là chưa đủ so  với hàm lượng khuyến nghị . Mẹ nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có chứa sắt bổ sung trong xuyên suốt thai và sau khi sinh, để có thể cung cấp đủ hàm lượng sắt, ngăn nguy cơ thiếu máu thai kỳ.

Mẹ có thể lựa chọn các loại vitamin tổng hợp trong đó chứa hàm lượng sắt nguyên tố từ 30-60mg, hoặc các dòng sắt đơn chất. Đối với các dòng vitamin tổng hợp mẹ nên chọn những dòng vitamin đã được tách riêng sắt và calci riêng lẻ để không làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của sắt, gây ra tình trạng nóng táo.

Sắt thì mẹ nên lựa chọn các dòng sắt hữu cơ, dễ hấp thu hơn hạn chế cho mẹ tình trạng nóng táo và cũng ít tác dụng phụ hơn so với sắt vô cơ.Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần chú ý đến việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như acid folic, vitamin B12 để tăng sinh tạo máu giúp hỗ trợ sức khoẻ tổng thể cho mẹ và thai nhi. Vì vậy so với với các dòng sắt đơn chất thì mẹ nên lựa chọn các dòng vitamin tổng hợp có chứa cả sắt để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu đầy đủ hơn cho mẹ, cũng như tối ưu cái liều sử dụng cho mẹ. Và mẹ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc các nhân viên y tế liên quan.

7.Lưu ý khi bổ sung sắt

Một số lưu ý khi mẹ bổ sung sắt:

  • Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
  • Không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.
  • Khi uống viên bổ sung sắt cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
  • Tránh uống cà phê cùng với bữa ăn. Các sản phẩm caffeine chứa phenol thường can thiệp vào việc hấp thụ sắt;

Sắt đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc bổ sung sắt đúng cách thông qua chế độ ăn và/hoặc thuốc bổ sung sắt có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu sắt. Luôn luôn thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện các biện pháp phù hợp và an toàn trong quá trình mang thai.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về dinh dưỡng hay vitamin cho bà bầu thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Siêu thị Mẹ Akay để được đội ngũ Dược sĩ tư vấn miễn phí các mẹ nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Siêu thị Mẹ Akay – Hệ thống siêu thị vitamin mẹ bé hàng đầu.

Hotline: 1800 6912

Địa chỉ:  Số 36 Văn La- Hà Đông- Hà Nội

Website: https://www.meakay.com

Group FB: https://www.facebook.com/groups/759415761691811

Tiktok: https://www.tiktok.com/@duocsimeakay

Shopee: https://shopee.vn/sieuthimeakay

Zalo sale deal khủng: https://zalo.me/g/zojhef599

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN